Thực trạng Khoa học pháp y

Tổ chức giám định pháp y Việt Nam hiện nay

Khó khăn và vướng mắc

Việt Nam, xã hội nước này thường mặc cảm với pháp y, nói đến là nghĩ đến nghề mổ xác[1] và hiện nay tất cả các tổ chức giám định pháp y trên toàn quốc đều lâm vào tình trạng thiếu người, trong khi các trường đại học y thì không có khoa đào tạo chuyên ngành riêng, sinh viên ra trường từ chối làm pháp y, bác sĩ được điều động sang cũng tìm mọi cách bỏ đi,[4] số các bác sĩ muốn vào công tác trong pháp y hầu như không có, những người làm lâu lại muốn bỏ nghề.[1]

Việt Nam hiện nay có Cả nước hiện có 37 trung tâm pháp y, 15 phòng pháp y và vẫn còn 11 tổ chức giám định pháp y. Tuy vậy, ngành y tế có quy định rõ ràng về vấn đề bảo vệ môi trường cho các cơ sở y tế, nhưng pháp y thì lại chưa có quy định tương tự, giám định pháp y vẫn luôn luôn gắn với cụm từ "con nuôi" của ngành y tế.[3] Một số địa phương cho rằng pháp y phục vụ cơ quan điều tra tố tụng, không liên quan gì đến chức năng nhiệm vụ của ngành y tế.[2]

Có những vụ án giám định viên phải mổ tại hiện trường, họ phải đối mặt với ô nhiễm (cả tinh thần, vật chất), ảnh hưởng tâm lý nặng nề, nhưng hầu như chính họ không được bảo vệ. Những người làm nghề pháp y vừa phải chịu trách nhiệm về kết quả giám định của mình, vừa chịu nhiều nguy hiểm, tiếp xúc nhiều độc hại, sức ép mà họ phải chịu đựng nặng nề: sức ép từ dư luận xã hội, sức ép từ người bị hại, từ thủ phạm, sức ép từ cả phía luật sư, tòa án, cơ quan tố tụng[1]

Dự án Luật Giám định tư pháp